GỬI YÊU CẦU BÁO GIÁ DỊCH VỤ

Vui lòng điền đầy đủ thông tin yêu cầu chi tiết theo mẫu dưới đây để được giải đáp thắc mắc của bạn!

Trung Quốc với những trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới
11/04/2024

Theo lời quảng cáo thì những người chủ của khu này đã phải mất hai năm trời đi ra nước ngoài tìm kiếm mô hình lý tưởng để về học tập. Đó là một khu đất rộng tới 650.000 m2 ở vị trí đẹp trị giá khoảng 400 triệu USD, được chia thành 7 khu, gồm: Amsterdam, Paris, Rome, Venice, Ai Cập, Canribe và California; với những phong cảnh đặc trưng như rừng cọ, đài phun nước, kim tự tháp, những chiếc cối xay gió to lớn...

Shopping kiểu Mỹ

Ở Đông Quan, người ta đang nô nức chờ đợi ngày khánh thành siêu TTMS mang tên Hoa Nam này.

Theo lời quảng cáo thì những người chủ của khu này đã phải mất hai năm trời đi ra nước ngoài tìm kiếm mô hình lý tưởng để về học tập. Đó là một khu đất rộng tới 650.000 m2 ở vị trí đẹp trị giá khoảng 400 triệu USD, được chia thành 7 khu, gồm: Amsterdam, Paris, Rome, Venice, Ai Cập, Canribe và California; với những phong cảnh đặc trưng như rừng cọ, đài phun nước, kim tự tháp, những chiếc cối xay gió to lớn...

Theo đúng phong cách của các sòng bạc ở Las Vegas, khu mua sắm kèm giải trí này xây một dòng sông nhân tạo dài khoảng 1,3 dặm chảy vòng quanh khu liên hợp. Là sự tổng hòa của Disneyland và Las Vegas. Hoa Nam được mệnh danh là "thiên đường mua sắm bậc nhất dành cho những người hiện đại".

Mới cách đây hai thập kỷ, người Trung Quốc còn phải chịu cảnh rồng rắn xếp hàng với những cô mậu dịch viên khó tính và những món hàng xấu xí. Còn bây giờ, mọi chuyện đã khác rất nhiều. Người Trung Quốc đang theo đúng phong cách của người Mỹ. Shopping, shopping và shopping với khẩu hiệu "shop till you drop" (tạm dịch: mua sắm tới khi mệt nhoài), và tất nhiên, họ cũng phải shopping trong những TTMS sang trọng.

Đáng ngạc nhiên là người Trung Quốc không chỉ học tập người Mỹ trong chuyện mua sắm mà còn vượt qua cả đất nuớc phát triển nhất thế giới này. Cụ thể là cho tới thời điểm này, Trung Quốc đã có bốn siêu TTMS có quy mô lớn hơn cả Mall of America, siêu TTMS lớn nhất và nổi tiếng nhất của nước Mỹ (rộng 232.000 m2). Khu Hoa Nam thậm chí còn được quảng cáo là có quy mô gấp 3 lần khu Mall of America và quảng cáo này kích thích không ít trí tò mò của nhân dân. Tới năm 2010, dự đoán, Trung Quốc sẽ có ít nhất 7 trong số 10 khu TTMS lớn nhất thế giới.

Một TTMS của Trung Quốc thường là có rất nhiều tầng, thay vì mô hình của Mỹ là chỉ có hai tầng. Theo ước tính, một ngày tấp nập của một TTMS ở phía nam thành phố Quảng Châu có không dưới 600.000 khách hàng, một con số đầy ấn tượng.

Đã qua rất lâu rồi cái thời kỳ người Trung Quốc không dám ăn những hoa quả họ làm ra, đi những đôi giày họ sản xuất hay diện những bộ váy áo diêm dúa bởi cái nghèo và tính tiết kiệm. David Hand, một chuyên gia thương mạt của hãng Jones Lang LaSalle có trụ sở tại Bắc Kinh nhận xét: "Những ai còn nghĩ người Trung Quốc không có đủ tiền để tiêu xài là quá cổ hủ. Ngày nay, ở đất nước này có rất nhiều người giàu có. Chính những người này quyết định trực tiếp tới sự phát triển của các khu siêu trung tâm mua sắm!" Thời nay, những khu TTMS của Trung Quốc đầy ắp những mặt hàng từ bình dân tới cao cấp.

Hiện tại, TTMS lớn nhất thế giới là khu Hoàng Nguyên mới được khai trương tháng 10-2004 ở phía tây bắc của Bắc Kinh. Hoàng Nguyên rộng khoảng 560.000 m2, với chiều dài bằng chiều dài của sáu sân bóng đá cộng lại và tốn hơn 1,3 tỷ USD để xây dựng. Khu này tập trung hơn 1.000 cửa hiệu các loại với khoảng hơn hai vạn nhân viên phục vụ.

Dấu hiệu của một sự phát triển quá nóng

Sự bùng nổ của các TTMS này phản ánh rõ nét sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê doanh thu hàng hóa bán lẻ đã tăng vọt lên 50% trong vòng bốn năm qua. Nên nhớ rằng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã đạt xấp xỉ 1.100 USD/người/năm, tăng 50% so với năm 2000 và Trung Quốc đã từ bỏ thành công tên gọi nước nghèo!

Tuy nhiên theo các nhà kinh tế học, thì sự phát triển mạnh mẽ của một loạt các siêu TTMS ở Trung Quốc là một dấu hiệu của một nền kinh tế "quá nóng", cần phải được hạn chế. Và đáng lo ngại hơn khi mà theo tâm lý của người Trung Quốc, họ luôn thích những gì to lớn và hoành tráng, rất dễ dẫn đến tình trạng phát triển thái quá và khó kiểm soát.

Cũng theo tính toán của các nhà kinh tế học, những siêu trung tâm rộng như Hoàng Nguyên cần có ít nhất vài vạn khách ra vào mua sắm mỗi ngày thì mới bảo đảm hiệu suất kinh doanh. Các chủ các khu TTMS lớn ấy đang phải vắt óc với bài toán: "So với tình hình chung, những khu trung tâm như vậy có là quá lớn và cần thiết?" và "Làm thế nào để kinh doanh có lãi?". Câu trả lời thật không dễ!

Trong khi ấy, những TTMS vẫn mọc lên hằng ngày trên khắp Trung Quốc. Việc có quá nhiều TTMS mọc lên trong một khoảng thời gian ngắn kéo theo một khối lượng tài sản khổng lồ ném vào đó chứa đựng không ít những rủi ro tài chính. Thực tế hiện nay, có không ít công trình xây dựng TTMS bị bỏ dở hoặc kéo dài do thiếu hụt vốn. Cũng vì thế năm ngoái Chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định dừng cấp phép cho việc xây dựng các TTMS có quy mô lớn (diện tích từ 2ha trở lên).

Theo: Báo Nhân Dân

Chia sẻ:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *